Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Đại diện WHO gợi ý người Việt tiêm văcxin sởi nội địa

Tiến sĩ, bác sĩ Toda Kohei, chuyên gia về tiêm chủng mở rộng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã đến các bệnh viện, vùng xa ở Việt Nam khảo sát về bệnh dịch. Theo ông, dịch sởi đang diễn biến nghiêm trọng, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM và thông tin đúng về dịch sởi chưa được phổ biến nhiều. "Dịch sởi bùng phát và đang diễn biến phức tạp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Sau khi xem xét kỹ, chúng tôi rút ra nhận xét trẻ mắc sởi nhiều là do chưa được tiêm văcxin đầy đủ", ông Toda nói.  Chuyên gia về tiêm chủng mở rộng của WHO lý giải, đợt dịch này số trẻ dưới 5 tuổi bị tấn công mạnh vì trong cơ thể các bé chưa có nhiều kháng thể. Lẽ thường, kháng thể ở trẻ có từ 2 nguồn là được truyền từ mẹ sang và tiêm văcxin. Tuy nhiên, số trẻ được đi tiêm không nhiều, trong khi kháng thể từ mẹ sang đã hết, vì thế cơ thể trẻ không thể chống đỡ với bệnh dịch. Bác sĩ Toda Kohei, chuyên gia về tiêm chủng mở rộng của Tổ chức y tế thế giới khẳng định chỉ có người Việt mới cứu được người Việt trong dịch sởi hiện nay. Tất cả ai chưa chắc có kháng thể trong người hãy đi tiêm ngay lập tức. Ảnh: Phan Dương. Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít nước ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản tự sản xuất được văcxin sởi, không cần nhập khẩu. Tuy nhiên, trong đợt dịch sởi lại có hiện tượng các bà mẹ Việt Nam không cho con đi tiêm chủng mở rộng (tiêm văcxin sởi nội địa miễn phí) mà chọn cách chờ đợi, bỏ tiền để tiêm văcxin dịch vụ. Ít ai biết văcxin sởi của Việt Nam đã được WHO kiểm định chất lượng tốt. "Tôi không hiểu tại sao các bà mẹ Việt Nam cứ đưa con đi tiêm văcxin 3 trong 1. Dịch sởi đang diễn ra rất kinh khủng ở trẻ dưới 5 tuổi. Tôi biết hiện có nhiều trẻ dưới 5 tuổi chưa tiêm và cũng biết chính phủ Việt Nam có văcxin sởi đơn liều tốt, an toàn, nằm trong mai vom dep kế hoạch tiêm chủng quốc gia không mất tiền. Tôi khuyến cáo các bạn cần đi tiêm phòng ngay lập tức", ông Toda laptop cu Kohei truyền thông điệp. WHO khuyến cáo các quốc gia trên thế giới nên tiêm văcxin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Nguyên nhân vì khi trẻ sinh ra đã có kháng thể truyền từ mẹ và nó có tác dụng tới 9 tháng đầu đời. Tuy nhiên, ở một số nước khi có dịch vẫn tiêm cho trẻ 6 tháng tuổi. Song nếu tiêm như thế trong cơ thể trẻ kháng thể mẹ vẫn còn, lại thêm kháng thể mới sẽ khiến chúng mâu thuẫn nhau. Vì lẽ đó, WHO khuyến khích tiêm từ 9 tháng tuổi để cơ thể trẻ thích nghi tốt, thậm chí 12 tháng tuổi còn thích ứng tốt hơn nữa. Cũng theo chuyên gia này, hiện nay dịch sởi đã
vac-xin-3.jpg
lan rộng cả người lớn. Muốn dập tắt dịch chỉ có một cách là tất cả ai chưa có kháng thể đều phải đi tiêm văcxin sởi ngay lập tức. Văcxin sởi MVVAC là văcxin nội địa, do Việt Nam sản xuất, đã đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2009. Ảnh: Phan Dương. Tiến sĩ Miki Tamura, chuyên gia chuyển giao công nghệ sản xuất văcxin tại Việt Nam cho biết thêm, văcxin đơn liều do Việt Nam sản xuất nằm trong chương trình chuyển giao công nghệ của Nhật Bản, thực hiện bởi Viện Kitasato có lịch sử sản xuất văcxin hơn 100 năm. Văcxin này được đánh giá an toàn, đáp ứng miễn dịch cao, phản ứng phụ rất hiếm. "Sau 5 năm xây dựng và kiểm định, kể từ tháng 10/2009, Việt Nam đã có thể tự sản xuất được văcxin sởi. Văcxin
vacxin7.jpg
này hoàn toàn như văcxin ở Nhật Bản, và còn đạt tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt của Tổ chức Y tế thế giới. Tôi hy vọng toàn bộ người dân Việt Nam chào đón sử dụng nó", tiến sĩ Miki Tamura nói. Tại Nhật Bản, hai loại văcxin sởi, rubella được khuyến khích tiêm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Để tăng cường tỷ lệ tiêm chủng, Bộ Y tế lao động và phúc lợi Nhật đã xác định kiểm soát việc tiêm mũi 1. Kinh nghiệm của Nhật là chú ý đến lịch tiêm chủng, thông qua sổ tay mẹ con, điện thoại di động, email. Các sách báo, tạp chí cho mẹ và bé cũng đưa thông tin về văcxin để các bà mẹ tham khảo. Đồng thời các tổ chức đoàn thể ở địa phương, các hiệp hội, cộng đồng cũng tổ chức phổ biến tiêm chủng văcxin. Nhật Bản không chỉ mở rộng phổ biến đến các bác sĩ, bà mẹ mà còn đến người làm bảo hiểm, nữ hộ sinh trong bệnh viện, thầy cô giáo... Ngoài ra, Bộ Y tế lao động Nhật Bản cũng triển khai các hoạt động khác để tăng tỷ lệ người dân tiêm mũi 1. Nhật chia làm 2 đợt tiêm chủng: mũi 1 từ 12 đến dưới 24 tháng tuổi, mũi 2 tiêm cho độ tuổi 5-7, tức là độ tuổi trước khi vào lớp 1. Năm 2007, ở Nhật bùng phát dịch sởi ở độ tuổi 10-20. Bộ trưởng Y tế lao mẫu lan can đẹp động và Phúc lợi Nhật Bản đã đưa ra chủ trương kiểm soát dịch sởi đến năm 2012. Trong thời gian 5 năm, bắt đầu từ năm 2008, chính phủ nước này quyết định tiêm cho cả học sinh trung học. Kết quả 3 năm liên tiếp Cua cong luôn đạt tỷ lệ tiêm chủng cao trên 95%. Phan Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét